Có nhiều phương pháp luyện nói.
➁ Luyện nói thông qua chuỗi câu hỏi.
➂ Luyện nói thông qua các đoạn hội thoại.
➃ Luyện nói thông qua các mẩu câu chuyện.
➄ Luyện nói thông qua việc nói về những điều đã xảy ra xung quanh học sinh.
Để học sinh nói tốt được thì cần rất nhiều yếu tố. Học sinh phải biết từ vựng và nhớ được cấu trúc ngữ pháp. Có người nói rằng chỉ cần biết " từ vựng và ngữ pháp là có thể đi khắp đất nước Hàn Quốc". Có lẽ câu nói đó đúng. Chỉ cần học sinh nhớ được nhiều từ vựng. Từ vựng là rất quan trọng. Nhiều khi chỉ cần học sinh nói được từ đó mà chưa cần nói hết cả câu người nghe cũng hiểu được là học sinh đang nói về cái gì.
Những bạn học sinh đi Hàn Quốc về thì do tiếp xúc với người Hàn Quốc nhiều nên học sinh nói được tốt tuy nhiên vì học sinh không biết ngữ pháp nên khi nói ra không đúng câu. Gây cho người nghe cảm giác học sinh ấy đang nói lằng nhằng. Nên việc học nói một cách cơ bản là rất quan trọng.
Với phương pháp ➀ luyện nói theo chủ đề.
Giáo viên đưa ra các chủ đề cho học sinh và học sinh có thể tập trước ở nhà sau đó đứng trước các bạn khác và phát biểu, trình bày về chủ đề đó. Với phương pháp này vừa tạo cho học sinh khả năng tự tin đứng trước đám đông. Hơn nữa học sinh qua việc nói các chủ đề học sinh sẽ biết nhiều từ vựng liên quan đến chủ đề đó. Qua nhiều lần luyện nói như thế học sinh sẽ luyện được cách diễn đạt tốt hơn.
Ví dụ : Cho học sinh chủ đề viết về 1 ngày của mình và học sinh sẽ chuẩn bị trước ở nhà. Một ngày của học sinh. Ví dụ 6h30 phút thức dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng.................
Với phương pháp ➁ luyện nói thông qua chuỗi câu hỏi.
Với các chuỗi câu hỏi đặt ra với học sinh. Học sinh sẽ luyện được phản xạ, phản ứng khi gặp các câu hỏi tương tự như vậy. Sẽ tiến hành hỏi học sinh thông qua các bài mà học sinh đã học . Ví dụ đã học qua bài về ngày tháng chúng ta sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan đến ngày tháng và hỏi học sinh . Ví dụ : Hôm nay là thứ mấy ? Ngày mai là ngày mấy ? Ngày mai làm gì ? Ngày kia làm gì ? ..............
Với phương pháp này vừa luyện cho học sinh nhớ những nội dung đã học vừa nâng cao khả năng trả lời câu hỏi. Tuy nhiên còn phải luyện cho học sinh cả khả năng đặt câu hỏi. Học sinh có thể hỏi bạn mình những câu hỏi tương tự như thế.
Với phương pháp ➂ luyện nói thông qua các đoạn hội thoại.
Cho 2 học sinh cùng chuẩn bị 1 đoạn hội thoại và tự làm với nhau sau đó nói đoạn hội thoại đó cho các học sinh khác nghe. Ví dụ 2 học sinh sẽ 1 người làm người bán hoa quả và 1 người là người mua hoa quả. 2 người sẽ làm hội thoại với nhau về chủ đề mua và bán. Hay với chủ đề về thời tiết 2 học sinh sẽ hỏi nhau các vấn đề liên quan đến thời tiết như ngày mai thời tiết thế nào ? Tôi định đi đâu đó ............
Với phương pháp ➃ luyện nói thông qua các mẩu chuyện.
Giáo viên sẽ chuẩn bị trước các bức tranh liên quan đến 1 câu chuyện nào đó. Học sinh sẽ dựa vào các bức tranh đó và cùng kể lại câu chuyện đó.
Ví dụ : Bức tranh chú bé và đàn cừu . Chú bé quá nhàm chán với việc chăn cừu nên đã nghĩ ra cách nói dối mọi người để làm thú tiêu khiển. Cuối cùng vì lời nói dối đó mà chó sói đã ăn thịt mất đàn cừu của cậu bé. Học sinh vừa kể lại được cả câu chuyện bên cạnh đó học sinh còn rút ra được bài học là không nên nói dối 1 cách thái quá. .................
Với phương pháp ➄ luyện nói thông qua những sự kiện xảy ra xung quanh học sinh.
Giáo viên sẽ hỏi học sinh hôm qua làm gì ? Tuần trước làm gì ? Tốt nghiệp khi nào ? Đã kết hôn chưa ? Đã có người yêu chưa ? Hôm nay tâm trạng thế nào ? Học tiếng Hàn xong sau đó sẽ làm gì ? .............. Với những câu hỏi liên quan đến sinh hoạt của học sinh sẽ đem lại cảm giác gần gũi giữa học sinh và giáo viên hơn bên cạnh đó giúp cho học sinh nói lại được những việc xảy ra xung quanh mình .